món ăn từ bắp giúp ngăn nừa bệnh tim mạch
Trang 1 trong tổng số 1 trang
món ăn từ bắp giúp ngăn nừa bệnh tim mạch
Bắp được xem là một loại ngũ cốc vàng vì không những nó đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm chính của con người từ thuở sơ khai mà còn là một nguồn dinh dưỡng tiềm năng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não.
Bắp vừa là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vừa có giá trị y học.
Bắp vừa là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vừa có giá trị y học.
Theo lương y Võ Hà, râu bắp là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian nhằm làm tăng sự bài tiết mật và làm tăng lượng nước tiểu trong các chứng bệnh viêm túi mật, tắc túi mật hoặc phù thũng trong những bệnh về tim thận. Chính các loại ngũ cốc giàu chất xơ như bắp, lúa mạch đen, gạo lức đã cải thiện tình trạng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Chỉ những chất xơ từ ngũ cốc “đen” tức ngũ cốc còn nguyên mày, nguyên vỏ mới mang lại hiệu quả làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Chất xơ từ trái cây và rau quả không mang lại hiệu quả này. Ở những người trung niên nếu ăn các loại ngũ cốc này kéo dài trên 9 năm sẽ có thể giảm được 21% nguy cơ bệnh tim mạch.
Thành phần của bắp nguyên hạt bao gồm nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin và một số khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Đặc biệt một số vi chất đã có tỉ lệ vượt trội hơn ở bắp khi so sánh với gạo lức. Bắp nằm trong số những nguồn carbohydrat được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường.
Chỉ số đường huyết thấp và tỉ lệ chất xơ cao của bắp giúp tăng cường cảm giác no đồng thời làm chậm hấp thu và chuyển hóa đường. Những loại bột bắp làm từ tinh bột tinh chế sẽ không còn giá trị bổ dưỡng bao nhiêu vì không bao gồm thành phần chất xơ và chất đạm cũng như một số sinh tố và khoáng chất vốn dĩ có nhiều trong phần vỏ ngoài của hạt bắp và mầm bắp.
Nhiều người có thói quen điểm tâm đơn giản bằng một gói xôi bắp. Loại xôi bắp này đã qua một lần xay xát, tuy phần vỏ có bị hao hụt nhưng vẫn giữ được một phần giá trị bổ dưỡng và tốt hơn so với tinh bột bắp ở trên. Tốt nhất vẫn là bắp nguyên hạt. Bắp tươi luộc chín hoặc nướng hoặc bắp khô nguyên hạt xay lỡ nấu cháo.
Những bà nội trợ ở vùng có sẵn bắp tươi có thể chế biến bắp tươi thành nhiều món ăn rất phong phú. Chọn bắp tươi vừa già tới hoặc còn hơi non, dùng dao bào xát mỏng hạt bắp để nấu chè hoặc cháo. Bắp tươi bào mỏng nấu canh với rau bồ ngót và thịt nạc băm cũng là món ăn ngon bổ.
Bắp vừa là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vừa có giá trị y học.
Bắp vừa là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vừa có giá trị y học.
Theo lương y Võ Hà, râu bắp là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian nhằm làm tăng sự bài tiết mật và làm tăng lượng nước tiểu trong các chứng bệnh viêm túi mật, tắc túi mật hoặc phù thũng trong những bệnh về tim thận. Chính các loại ngũ cốc giàu chất xơ như bắp, lúa mạch đen, gạo lức đã cải thiện tình trạng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Chỉ những chất xơ từ ngũ cốc “đen” tức ngũ cốc còn nguyên mày, nguyên vỏ mới mang lại hiệu quả làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Chất xơ từ trái cây và rau quả không mang lại hiệu quả này. Ở những người trung niên nếu ăn các loại ngũ cốc này kéo dài trên 9 năm sẽ có thể giảm được 21% nguy cơ bệnh tim mạch.
Thành phần của bắp nguyên hạt bao gồm nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin và một số khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Đặc biệt một số vi chất đã có tỉ lệ vượt trội hơn ở bắp khi so sánh với gạo lức. Bắp nằm trong số những nguồn carbohydrat được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường.
Chỉ số đường huyết thấp và tỉ lệ chất xơ cao của bắp giúp tăng cường cảm giác no đồng thời làm chậm hấp thu và chuyển hóa đường. Những loại bột bắp làm từ tinh bột tinh chế sẽ không còn giá trị bổ dưỡng bao nhiêu vì không bao gồm thành phần chất xơ và chất đạm cũng như một số sinh tố và khoáng chất vốn dĩ có nhiều trong phần vỏ ngoài của hạt bắp và mầm bắp.
Nhiều người có thói quen điểm tâm đơn giản bằng một gói xôi bắp. Loại xôi bắp này đã qua một lần xay xát, tuy phần vỏ có bị hao hụt nhưng vẫn giữ được một phần giá trị bổ dưỡng và tốt hơn so với tinh bột bắp ở trên. Tốt nhất vẫn là bắp nguyên hạt. Bắp tươi luộc chín hoặc nướng hoặc bắp khô nguyên hạt xay lỡ nấu cháo.
Những bà nội trợ ở vùng có sẵn bắp tươi có thể chế biến bắp tươi thành nhiều món ăn rất phong phú. Chọn bắp tươi vừa già tới hoặc còn hơi non, dùng dao bào xát mỏng hạt bắp để nấu chè hoặc cháo. Bắp tươi bào mỏng nấu canh với rau bồ ngót và thịt nạc băm cũng là món ăn ngon bổ.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết